Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh. Trường hợp mắc bệnh thì triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn, điều trị dễ hơn và ít xảy ra biến chứng. Dưới đây là các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà ba mẹ không được bỏ qua.
Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh đầy đủ
Bất cứ trẻ sơ sinh nào ngay từ khi mới chào đời cho đến các độ tuổi theo quy định đều cần được tiêm vắc xin. Vắc xin không chỉ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm. Mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hạn chế mắc các bệnh miễn dịch.
Khi tiêm vắc xin, trẻ cần được tiêm đầy đủ các loại vắc xin với liều lượng phù hợp. Vắc xin kích thích cơ thể trẻ sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh. Ngăn chặn các tác nhân gây ra những chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hiện nay, các loại vắc xin được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc và chi phí mỗi lần tiêm tùy thuộc vào mỗi loại vắc xin. Thay vì bỏ qua lịch tiêm vắc xin cho trẻ, cha mẹ nên cập nhật lịch tiêm chủng thường xuyên. Đây là cách nhanh chóng và hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh được tiêm vacxin gì: Vắc xin BCG (phòng bệnh lao)
Mũi tiêm vắc xin thứ hai mà trẻ sơ sinh cần nhận là vắc xin BCG, thường được tiêm trong khoảng tháng đầu sau khi sinh. Vắc xin BCG có vai trò phòng ngừa bệnh lao, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến phổi và gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.
Tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm vắc xin BCG? Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Ở trẻ sơ sinh, khi hệ miễn dịch còn yếu, việc tiêm phòng lao giúp bảo vệ trẻ khỏi những biến chứng nghiêm trọng như lao phổi và lao màng não. Lao màng não là một biến chứng nặng, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tác dụng của vắc xin BCG Vắc xin BCG giúp trẻ tạo ra miễn dịch chống lại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, tác nhân chính gây ra bệnh lao. Dù không ngăn ngừa hoàn toàn việc mắc bệnh, nhưng vắc xin này giảm thiểu đáng kể nguy cơ trẻ bị các biến chứng nặng nề khi mắc lao. Vắc xin cũng góp phần bảo vệ cộng đồng bằng cách giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn lao trong môi trường xung quanh.
Mũi tiêm phòng lao cũng là mũi vắc xin cha mẹ cần ghi nhớ để đưa trẻ đi tiêm.
Làm thế nào để giảm đau và khó chịu cho trẻ sau khi tiêm?
Để giảm đau và khó chịu cho trẻ, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh nhẹ tại chỗ tiêm, đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và thoải mái. Nếu trẻ bị sốt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt phù hợp.
Trả lời trẻ sơ sinh được tiêm vacxin gì: Vắc xin viêm gan B sơ sinh
Ngay trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm mũi viêm gan B đầu tiên. Đây là bước đầu trong việc bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ hoặc qua các con đường khác. Viêm gan B là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng như xơ gan và ung thư gan nếu không được phòng ngừa kịp thời.
Trẻ sơ sinh cần tiêm mũi viêm gan B ngay trong ngày đầu khi mới sinh.
Tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm viêm gan B sớm? Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ có mẹ mang virus viêm gan B, rất dễ bị lây nhiễm ngay từ khi chào đời. Mũi tiêm viêm gan B trong 24 giờ đầu tiên giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con, đồng thời giúp trẻ sớm tạo ra kháng thể chống lại virus. Nếu bỏ lỡ mũi tiêm này, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh suốt đời và khó tránh khỏi các biến chứng về sau.
Tác dụng của vắc xin viêm gan B: Mũi tiêm viêm gan B sơ sinh không chỉ giúp phòng ngừa lây nhiễm qua đường mẹ-con mà còn giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch chống lại virus này trong tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng vì viêm gan B là một bệnh lý có thể chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính, gây ra tổn thương gan kéo dài mà không có triệu chứng rõ ràng trong nhiều năm.
Đưa trẻ đi tiêm phòng, ba mẹ cần lưu ý gì?
Ngoài việc nắm bắt các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì ba mẹ tuyệt đối không được bỏ qua những lưu ý sau đây khi đưa bé đi tiêm phòng.
Khi đưa bé đi tiêm phòng, ba mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, đặc biệt là sổ tiêm phòng. Tiếp đến, tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cho bé để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng sau tiêm. Quần áo bé mặc khi đi tiêm phòng nên rộng rãi để bác sĩ thuận tiện thăm khám và tiêm vắc xin.
Mẹ cũng có thể cho bé ăn trước khi tiêm phòng, nhưng lưu ý là không nên ăn quá no. Cũng không được để bé đói vì đói khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc và dễ bị hạ đường huyết.
Mẹ có thể cho bé ăn trước khi tiêm vắc xin nhưng đừng quá no
Trong khi thăm khám và thực hiện tiêm vắc xin, ba mẹ hãy trao đổi với bác sĩ thật kỹ về các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để có sự lựa chọn phù hợp. Vì cũng là mũi vắc xin phòng bệnh đó nhưng sẽ có nguồn gốc, xuất xứ và giá thành khác nhau, ba mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn.
Ngoài ra, ba mẹ cũng đừng quên thông báo về tình trạng sức khỏe của con, đặc biệt là tiền sử bệnh, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn,… để bác sĩ cân nhắc và có giải pháp phù hợp nhất, tránh biến chứng sau tiêm.
Sau khi tiêm phòng, ba mẹ nên để bé ở lại để theo dõi trong 30 phút. Nếu trẻ có phản ứng bất thường thì bác sĩ và nhân viên y tế cũng xử lý kịp thời. Nếu bé ổn định thì sau khi đưa về nhà, ba mẹ cũng cần tiếp tục theo dõi. Trường hợp bé sốt cao thì cho uống hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau 24 giờ, nếu chỗ tiêm bị sưng đau thì có thể chườm nóng để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Với những mẹo dân gian như đắp khoai tây hay chà xát chanh vào vết tiêm thì mẹ không nên thực hiện vì chưa chắc mang lại hiệu quả, ngược lại, còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vết tiêm.
Nếu bé sốt sau tiêm thì mẹ cho bé uống hạ sốt theo hướng dẫn
Chúng ta đã cùng tìm hiểu các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0 - 12 tháng tuổi. Nếu đang phân vân trong việc lựa chọn địa chỉ tiêm phòng uy tín, an toàn cho bé yêu và cả cho người lớn, bạn có thể sử dụng dịch vụ Tiêm chủng của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Các cơ sở cung cấp dịch vụ Tiêm chủng của Hệ thống Y tế MEDLATEC có đầy đủ vắc xin, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, khách hàng có thể yên tâm bởi các dòng vắc xin được sử dụng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạn sử dụng lâu dài. Ngoài ra, quý khách sẽ được thăm khám trước khi tiêm và theo dõi sau khi tiêm cẩn thận, phòng tránh tối đa biến chứng. Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn dịch vụ và đặt lịch tiêm sớm nhất.
Các biện pháp theo dõi sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Sau khi tiêm phòng, việc theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ là rất quan trọng để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý thích hợp.
Theo dõi các phản ứng sau tiêm của trẻ để có thể xử trí nhanh chóng.
Tiêm vacxin có an toàn cho trẻ sơ sinh không?
Vaccine được nghiên cứu kỹ lưỡng và qua nhiều giai đoạn kiểm nghiệm trước khi được chấp thuận sử dụng, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh. Mặc dù có thể xuất hiện một số phản ứng nhẹ như sưng đỏ tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ, nhưng những phản ứng này thường không nghiêm trọng và sẽ nhanh chóng giảm bớt.