Sau 12 năm học phổ thông các bạn học sinh có rất nhiều câu hỏi đặt ra là: Mình có nên tiếp tục học Đại học hay không? Học đại học để làm gì? Tại sao mình nên học đại học? Trước khi đưa ra các lý do để bạn nên theo học đại học, thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Cung cấp kiến thức chuyên sâu hơn
Đại học là môi trường để các bạn được học hỏi về những kiến thức chuyên ngành đã lựa chọn một cách chuyên sâu hơn. Các bạn được học hỏi lẫn nhau, được thầy cô hướng dẫn, được trao đổi thông tin, nắm bắt được nhiều kiến thức về ngành nghề mà bạn đã lựa chọn.
Mục tiêu giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản, còn mục tiêu giáo dục đại học là trang bị cho sinh viên các kiến thức, kĩ năng chuyên sâu liên quan đến ngành nghề mà các bạn sẽ làm việc.
Khám phá nhiều khả năng tiềm ẩn của bản thân
Đại học là môi trường giáo dục rất năng động dành cho sinh viên. Các bạn sinh viên được bổ sung các kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp,… Thành thạo những kỹ năng này sẽ không chỉ giúp ích trong công việc của bạn như kiếm được công việc tốt. Có thêm các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho cuộc sống của bạn.
Việc học đại học có thể giúp bạn khám phá thêm nhiều khả năng của bản thân. Cùng với việc tham gia các câu lạc bộ trong trường đại học giúp bạn phát hiện khả năng của bạn trong một lĩnh vực chuyên môn khác.
Môi trường đại học ngoài những kiến thức chuyên ngành còn dạy cho bạn kĩ năng tư duy, giải quyết vấn đề, việc trao đổi, tranh luận, đánh giá bài tập trên lớp. Giúp cho các bạn có cái nhìn bao quát hơn trước những vấn đề đang diễn ra ở nhiều khía cạnh khác nhau, giúp bạn nảy sinh những ý tưởng mới.
Các hoạt động ngoại khóa của sinh viên, môi trường bạn bè, thực tập tạo cho các bạn cơ hội được trải nghiệm những kĩ năng, kiến thức mới mẻ. Tìm kiếm thêm những cơ hội để phát triển năng lực của bản thân.
Hiện nay, phần lớn các trường đều đào tạo theo hình thức tín chỉ, vì vậy sinh viên có cơ hội quen biết nhiều bạn khác nhau. Ngoài ra, những hoạt động ngoài giờ học như các câu lạc bộ, các tổ chức tình nguyện, các cơ sở thực tập.
Những buổi giao lưu kết nối với sinh viên trường khác cũng giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều người bạn khác, ở những nơi khác, ở những trường khác. Bạn có thể học hỏi được thêm nhiều điều và các mối quan hệ đó cũng sẽ giúp ích cho công việc, nghề nghiệp của bạn sau này.
Tăng cơ hội việc làm, thu nhập cao hơn
Nhiều người cho rằng công việc của họ không cần sử dụng đến những kiến thức được học tại đại học , nhưng sự thật là để có được công việc đó thì yếu tố cần là một tấm bằng đại học.
Các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu những người có năng lực làm việc cho những vị trí tốt. Nên họ khó lòng mà lựa chọn một người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm và chẳng có gì để chứng minh trình độ.
Thi đại học và có tấm bằng đại học như một bằng chứng đảm bảo rằng bạn có nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu của công việc. Khi bạn có bằng đại học, bạn sẽ có nhiều cơ hội kiếm được một việc làm tốt để có thu nhập cao hơn.
Có thể thấy, học đại học không phải là cách duy nhất để bạn thành công nhưng nó vẫn luôn là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất! Hy vọng bài viết về các lý do tại sao nên học đại học nêu trên sẽ giúp bạn định hướng được những quyết định quan trọng của bản thân trong tương lai.
Quý phụ huynh và các em học sinh có nhu cầu tìm hiểu và tư vấn về các ngành nghề đào tạo của Trường Đại học Hòa Bình – Hà Nội. Tìm hiểu kỹ hơn về điều kiện và cách tính điểm xét học bạ và tuyển sinh vào đại học chính quy của trường xin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: Số 8, Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Fanpage: Trường Đại học Hòa Bình
VP Hà Nội Hotline: 0247.109.9669 – 0981.969.288 – 086.5704.899 – 086.5572.899
VP đại diện tại Thanh Hóa: Điện thoại: 0237.3757.288 – 0911.984.422
VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI HỌC TẬP SUỐT ĐỜI? (Từ FB: Góc nhìn Alan)
Học tập suốt đời là một hình thức học tập mà do chính bản thân mình khởi xướng nhằm mang đến cơ hội phát triển cá nhân. Mặc dù rất khó để đưa ra một định nghĩa tiêu chuẩn về học tập suốt đời, nhưng thuật ngữ này thường xuyên được liên kết với việc học tập diễn ra bên ngoài một cơ sở giáo dục truyền thống, chẳng hạn như trường học, trường đại học hoặc khóa đào tạo của công ty. Mục tiêu của học tập suốt đời là nằm ở việc đạt được sự hoàn thiện cá nhân. Viện nghiên cứu UNESCO về việc Học tập suốt đời (UIL) nhấn mạnh rằng “Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới chúng ta đã mang đến rất nhiều cơ hội để học hỏi trong suốt cuộc đời, cho sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, sự gắn kết xã hội và sự thịnh vượng kinh tế”. Do đó, các hội sở đang làm việc chăm chỉ để đưa ra các chính sách và hệ thống học tập suốt đời hiệu quả và bao trùm tất cả, việc định vị mục tiêu góp phần nâng cao kỹ năng vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng và toàn cầu.
Mặt khác, Tiến sĩ Maylyn Tan – Trợ lý Trưởng khoa kiêm Trưởng phòng Phát triển Học thuật tại Học viện Quản lý Singapore (SIM) cảnh báo rằng “một số người trong chúng ta có thể tham vọng nhảy xuống hố nước sâu và chuyển hoàn toàn ra bên ngoài toàn bộ những kỹ năng khác nhau, trong khi học tập suốt đời là về những thay đổi lớn lên từng ngày và xem xét những gì bạn có thể làm ngay bây giờ và kết hợp với các lĩnh vực khác nhau để tạo ra nhiều giá trị hơn”. Vì thế, những thay đổi và kỹ năng trong thế kỷ 21 cần được xác định để thúc đẩy việc tạo ra giá trị thông qua học tập suốt đời. Những kỹ năng nào cần thiết trong thế kỷ 21? Các kỹ năng trong thế kỷ 21 giúp học sinh thành công trong việc nắm bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của thời đại này. Cụ thể là Hệ thống Giáo dục Ứng dụng đã nhấn mạnh 12 khả năng thiết yếu bao gồm: tư duy phản biện, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sự am hiểu về thông tin, hiểu biết về truyền thông, hiểu biết về công nghệ, tính linh hoạt, kỹ năng lãnh đạo, sáng kiến, năng suất và các kỹ năng xã hội. Những kỹ năng này cũng được lý thuyết hóa và tích hợp vào các hệ thống quốc gia. Nổi bật nhất, Bộ Giáo dục Singapore đã xác định các giá trị cốt lõi được dựa trên các năng lực của thế kỷ 21 dựa trên, điều này giúp học sinh chuẩn bị cho bối cảnh toàn cầu hóa và một tương lai đầy thách thức. Charles Fadel, tác giả và cũng là nhà lãnh đạo tư tưởng giáo dục toàn cầu, đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình cho OECD, “Chúng tôi hiện đang chuẩn bị cho sinh viên những công việc và công nghệ chưa tồn tại…để giải quyết những vấn đề mà chúng tôi thậm chí còn chưa biết đó là những vấn đề nào”.
Các nhà giáo dục trong thế kỷ 21 được khuyến khích suy nghĩ về khả năng thích ứng với môi trường mới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các phương pháp sư phạm sáng tạo để bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh. Nayeema Rahman, giảng viên cao cấp và chuyên gia LMS tại Đại học Quốc tế Daffodil, đã chỉ ra những đặc điểm như nhận thức toàn cầu, gắn bó với công dân, hợp tác cũng như tư duy phản biện. Nhưng làm thế nào để chúng ta có được những kỹ năng này. 6 mẹo sau đây giúp bạn có thể đạt được 1. Trau dồi tư duy phát triển Trong khi tư duy cổ hữu sẽ cản trở bạn trở thành một người học tập suốt đời, thì một tư duy phát triển sẽ nhấn mạnh quyền tự quyết của học sinh và những thay đổi liên tục. Đại học Phoenix chia sẻ, với tư duy phát triển,“bạn tin rằng sự thông minh và kỹ năng sống của mình có thể được phát triển với nỗ lực chung của nhóm và nhận xét thấu đáo, chứ không phải là do tự nhiên”. Nếu bạn có ý tưởng về những gì bạn muốn, luôn luôn có cách để đạt được điều đó. Những học sinh được trang bị tư duy phát triển sẽ luôn tiếp tục cải thiện kỹ năng của mình và phát triển bản thân và nghề nghiệp của mình trong mỗi khoảnh khắc của cuộc đời. Kevin Dickinson, viết cho Big Think, gợi ý rằng sinh viên nên “nhận ra rằng họ luôn sẽ có nơi để phát triển.” 2. Đặt mục tiêu bằng mô hình SMART: Các mục tiêu SMART là cụ thể (specific), có thể đo lường (measurable), có thể đạt (achievable), phù hợp (relevant) và kịp thời (timely), giúp cho việc học tập suốt đời đi đúng hướng. Năm câu hỏi sau có thể giúp bạn đảm bảo các mục tiêu bạn đúng với mô hình SMART: Cụ thể: tôi cần phải làm gì? Có thể đo lường: làm thế nào tôi biết mình đã thành công? Có thể đạt được: tôi có thể tự làm hoặc nhờ tới vài sự trợ giúp? Có liên quan: nó có thể giúp tôi giỏi hơn ở một lĩnh vực nào đó không? Kịp thời: khi nào tôi cần hoàn thành nó? Một mô hình như vậy có thể giúp học sinh trở nên kỷ luật và có động lực để thiết lập các mục tiêu và đạt được thành tích một cách hiệu quả. Nó cũng thúc đẩy phản ánh liên tục, cho phép sinh viên “xem các khoản đầu tư của họ về thời gian, năng lượng và nguồn lực thông qua lăng kính của điều gì là quan trọng nhất để họ đạt được nguyện vọng của mình”. 3. Tìm kiếm nguồn động lực Việc tìm ra điều nào truyền cảm hứng cho bạn sẽ đặt bạn vào tầm kiểm soát và quyết định đúng đắn để đạt được những điều bạn muốn làm. Có câu thành ngữ “Tò mò hại thân”, tuy nhiên với việc học tập suốt đời, tò mò là thứ duy trì một người học suốt đời. Hãy khơi lại những gì khiến bạn cho rằng điều nào giúp con người giảm bớt sự nhàm chán, khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn và thậm chí có thể mở ra những cơ hội trong tương lai. Dickinson tin rằng “việc chuyển đổi từ nghiên cứu tài liệu khóa học để đạt điểm cao sang học tập để liên tục cải thiện bản thân hoặc thăng tiến nghề nghiệp có thể là sự thay đổi mô hình quan trọng nhất mà một người học suốt đời sẽ thực hiện”. 4. Khuyến khích việc tự học Giáo dục trực tuyến chiếm ưu thế trong thế kỷ 21 có thể đóng vai trò là một mô hình thực tế, nơi nhiều giáo viên chú trọng hơn vào việc học tập tự chủ và độc lập của học sinh với sự hỗ trợ của công nghệ. Là một người tiên phong ủng hộ việc áp dụng phương pháp học tập tự định hướng, Malcolm Knowles đã phân tích phương thức như vậy thành năm bước: các cá nhân tự chủ động, cần hoặc không cần có sự hỗ trợ của người khác, trong việc: a) đoán nhu cầu học tập của họ, b) xây dựng mục tiêu học tập, c) xác định nguồn nhân lực và nguồn tài liệu cho việc học, d) lựa chọn và thực hiện các chiến lược học tập thích hợp e) đánh giá kết quả học tập. Nói một cách dễ hiểu, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học tập độc lập và tự định hướng cung cấp cho người học “sự tự do và tự chủ để lựa chọn cái gì, tại sao, như thế nào và ở đâu cho việc học của họ.” 5. Xây dựng tư duy phản biện Tiến sĩ Peter Facione đã định nghĩa tư duy phản biện là “sự đánh giá có mục đích, tự điều chỉnh dẫn đến việc giải thích, phân tích, đánh giá và suy luận, cũng như giải thích về các bằng chứng, khái niệm, phương pháp luận, tiêu chí hoặc ngữ cảnh của những cân nhắc dựa trên sự phán xét đó.” Nó được đan xen với nhận thức đa dạng, giữa các cá nhân và năng lực nội tâm, bao gồm khả năng sáng tạo, tự định hướng bản thân, động lực, giao tiếp hiệu quả và hơn thế nữa nó mở đường cho học sinh trở thành người học suốt đời. 6. Sử dụng công nghệ Chúng ta đang sống trong thời đại có khả năng tiếp cận với lượng thông tin dồi dào, sự thay đổi nhanh chóng của các công cụ công nghệ và khả năng cộng tác và đóng góp của từng cá nhân trên quy mô chưa từng có. Để trở thành người học suốt đời trong thế kỷ 21, học sinh phải có khả năng thể hiện một loạt các kỹ năng học tập độc lập và tư duy phản biện liên quan đến thông tin, phương tiện truyền thông và công nghệ. Một cách để kết hợp công nghệ với học tập suốt đời là sử dụng công nghệ giáo dục. Có rất nhiều nền tảng hỗ trợ việc học trực tuyến, trong đó ClassIn đóng một vai trò tích cực và quan trọng. Ví dụ, nó cung cấp một nền tảng cho người học tự học, suy nghĩ sáng tạo và hoạt động hợp tác.
Thậm chí, có một thực tế rằng mỗi một thành phố phát triển, thậm chí siêu đô thị của châu Á đều có những khu tập trung dành cho những người nhập cư tới từ thế giới thứ nhất, và nhiều nhất từ Mỹ, đất nước của dân nhập cư.
Khối dân này, họ dễ dàng thay thế những người theo đuổi ngành ngôn ngữ Anh, rõ ràng đang kẹt trong bể khổ hiện sinh: học ngành tiếng Anh để đi dạy tiếng Anh nhưng cũng không thể dạy tiếng Anh.
Nói thêm về giáo dục, Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia hồi cuối năm 2018 đã nhắc nhở toàn thể dân chúng về tầm quan trọng của tiếng Anh, gọi đây là ngôn ngữ của tri thức, và cần phải thông thạo khi đi tới bất cứ nơi nào.
Đương nhiên rồi, không tin sao không thử một câu hài của diễn viên Joe Wong từng diễn trên show David Letterman. "Tôi sang Mỹ năm 24 tuổi, theo học ĐH Rice ở Texas. Tôi chạy một chiếc xe đã xài rồi, trên đó có rất nhiều nhãn dán không thể nào lột ra được. Một nhãn dán viết: "Nếu không nói được tiếng Anh thì lượn đi. Và suốt hai năm trời, tôi chẳng hề biết về nó".
Ít năm sau khi Joe Wong bắt đầu sự nghiệp, và lâu hơn đôi chút tính từ thời điểm Mỹ lập quốc, tận năm 2006 và 2007, Thượng viện Mỹ còn suýt thông qua dự luật bắt buộc tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc gia của... Mỹ.
Theo một thống kê của Three Percent Database, ĐH Rochester, năm 2016 chỉ có 633 tác phẩm văn học được dịch mới ở Mỹ, chiếm chưa tới 1% của 300.000 đầu sách xuất bản mới hằng năm do UNESCO thống kê. 40% trong hơn 600 quyển sách tới từ Tây Âu.
Ít nhiều do bởi sự khiêm tốn này trong trải nghiệm, gián tiếp qua trang sách, về thế giới bên ngoài, không ít, nếu không muốn nói rất nhiều nhà văn tương lai từ Mỹ đang chu du, chinh phục thế giới, hoặc sau đó may mắn hơn tìm tới được chân lý cuộc đời như chuyến đi Bali thần kỳ của nữ tác giả Elizabeth Gilbert. Và dạy cho thế giới... về thế giới.
Nói về ý kiến trái chiều, Trevor Noah, diễn viên kiêm dẫn chương trình Daily Show, trong tiết mục Afraid of the Dark trên Netflix có một câu đại để như sau: Thử đặt chân tới những quốc gia không sử dụng tiếng Anh, người bản ngữ không sử dụng tiếng Anh để nhận ra chúng ta - người sử dụng tiếng Anh thành thạo - kém quan trọng tới dường nào. Chẳng hạn như mới vừa rồi tôi sang Scotland. Sai toét, Scotland vẫn dùng tiếng Anh mà!
Mới đây, nóng hổi trong cuộc Tranh biện dân chủ lần thứ nhất của Đảng Cộng hòa cho chức tổng thống 2020, khi ứng viên từ Texas Beto O’Rourke trả lời câu hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha có đôi chút vấp váp, dòng chú thích ngôn ngữ trên truyền hình chỉ ghi ngắn gọn "tiếng nước ngoài" chứ chẳng buồn dịch lại ông đang gửi gắm gì tới cử tri đang háo hức lắng nghe.
Và ngay lúc này, trên một ứng dụng hẹn hò, một cô nàng siêng năng, chăm chỉ nào đó đang sử dụng, chỉ vì họ cần có (tiếng) Anh. Những cô gái chỉ nói được tiếng Anh chưa in hoa, hãy nói to hơn.
Chắc ở xứ ta, càng về miền Nam và xa hơn về miệt Nam Sài Gòn, nơi đang có Cần Thạnh, Cần Giờ, Cần Đước, Cần Giuộc, chúng ta còn thiếu khoản... Cần Tây.