TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết, việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine sẽ không làm thay đổi tình hình chiến trường ở Ukraine.
Tên các tỉnh thành nước ta bắt đầu bằng chữ cái nào nhiều nhất?
Theo thống kê, có 10 tỉnh, thành tại Việt Nam với tên bắt đầu bằng chữ B. Đây cũng là chữ cái xuất hiện nhiều nhất ở đầu tên các tỉnh. Những tỉnh, thành bắt đầu bằng chữ B gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận.
Trong khi đó, chữ H và T xuất hiện ở đầu tên của 9 tỉnh, thành; chữ Đ xuất hiện ở đầu tiên của 6 tỉnh thành.
Có bao nhiêu tỉnh, thành có từ “Giang” trong tên gọi?
Nước ta có 6 tỉnh có chứa từ “Giang” trong tên gọi, bao gồm 4 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang và 2 tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc là Bắc Giang và Hà Giang.
Ngoài ra, có 5 tỉnh nước ta chứa từ “Quảng”, 4 tỉnh chứa từ “Hà” trong tên gọi.
Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành có từ “Bình” trong tên gọi?
“Bình” là từ xuất hiện nhiều nhất trong tên các tỉnh, thành của nước ta. Hiện có 8 tỉnh, thành chứa chữ “Bình” trong tên, gồm: Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Thái Bình, Hòa Bình, Quảng Bình, Ninh Bình. Ngoài ra, tên tỉnh, thành ở Việt Nam cũng chứa nhiều các chữ như “Hà”, “Giang”, “Quảng”...
Có mấy tỉnh tên gọi ngắn nhất Việt Nam?
Trên cả nước có 4 địa phương với tên gọi chỉ gồm 5 chữ cái, gồm: Hà Nội, Hà Nam, Sơn La và Cà Mau. Đây đều là các tỉnh thành có tên gọi ngắn nhất Việt Nam. Các tỉnh này hầu hết thuộc khu vực phía Bắc, riêng Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Học viện Phòng không - Không quân Việt Nam [1] là một học viện quân sự trực thuộc Quân chủng Phòng không- Không quân- Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu phòng không- không quân trình độ đại học, cao đẳng, kỹ sư hàng không và đào tạo sau đại học.
Ngày 31-12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đại hội đã thống nhất sửa đổi tên “Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” thành “Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”.
Việc sửa đổi tên xuất phát từ việc thực hiện các chỉ đạo của Ban Bí thư, trên cơ sở rà soát các quy định pháp luật liên quan, đặc biệt là các văn bản pháp luật mới và đánh giá thực tiễn thực hiện Điều lệ 2016, VCCI nhận thấy cần thiết phải sửa đổi Điều lệ này, trong có đó việc sửa đổi tên tiếng Việt của VCCI.
Đại hội đã thống nhất đổi tên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thành thành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Tại đại hội, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SEABANK, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, Uỷ viên Ban chấp hành VCCI, đã báo cáo về việc sửa đổi Điều lệ 2016 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Về tên gọi tiếng việt của VCCI, theo Điều lệ 2016, tên tiếng Việt của VCCI là "Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam". Đây là quy định tiếp nối quy định tại các Điều lệ trước đó của VCCI từ khi thành lập (27-4-1963), được dịch chính xác từ cụm từ phổ biến trong tiếng Anh là "Chamber of Commerce and Industry".
Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện đại, chữ "Phòng" trong tên tiếng Việt của VCCI lại mang nhiều ngữ nghĩa khác nhau, trong đó có cách hiểu nhầm lẫn rằng đây là một bộ phận, một đơn vị thuộc hệ thống quản lý Nhà nước. Theo chỉ đạo của Ban Bí thư, tên gọi tiếng Việt của VCCI cần thiết phải được sửa đổi cho phù hợp.
Qua nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến hội viên, chuyên gia, cụm từ "Liên đoàn" được đề xuất thay thế cho từ "Phòng" trong tên tiếng Việt mới của VCCI.
Cụm từ "Thương mại và Công nghiệp Việt Nam" được giữ nguyên trong tên gọi tiếng Việt mới của VCCI nhằm bảo đảm sự tiếp nối liền mạch, không gián đoạn của VCCI trong tất cả các vấn đề. Tên gọi tiếng Anh (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) và tên viết tắt (VCCI) vẫn được giữ nguyên, không thay đổi trong Điều lệ mới.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của VCCI xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Chủ động, tích cực tham gia xây dựng pháp luật, chính sách, thúc đẩy thuận lợi hóa môi trường kinh doanh; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; tăng cường hoạt động kết nối, hỗ trợ phát triển hiệp hội doanh nghiệp và hội viên; phát triển đội ngũ doanh nhân, tiên phong thúc đẩy xây dựng hóa kinh doanh Việt Nam; tăng cường kết nối và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của VCCI.
Đồng thời, 3 đột phá chiến lược cũng được đưa ra trong Đại hội gồm: Thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi; tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam và Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Với quan điểm định hướng hoạt động của VCCI phải đồng bộ với định hướng phát triển của đất nước, Đại hội sẽ đưa ra Tầm nhìn của VCCI là: Doanh nghiệp vững mạnh - Quốc gia thịnh vượng; sứ mệnh của VCCI là liên kết, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp bền vững, văn minh, hội nhập và ngang tầm thế giới, cùng phấn đấu xây dựng Việt Nam đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển, phồn vinh, hạnh phúc.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa VII gồm 93 ủy viên, đại diện cho gần 200 ngàn doanh nghiệp, trên 220 hiệp hội doanh nghiệp hội viên trên toàn quốc.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, nhấn mạnh: Đại hội xác định nhiệm kỳ tới và giai đoạn phát triển mới của đất nước sẽ đầy thách thức, cam go với những biến động khó lường mà Covid-19 có thể mới chỉ là sự khởi đầu, do vậy VCCI cần có sự đổi mới từ tầm nhìn đến nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao vai trò, hiệu quả, xứng đáng là tổ chức đại diện quốc gia, là chỗ dựa của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Getty).
Phát biểu trên truyền hình ngày 21/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, quân đội Nga đã tập kích mục tiêu ở Ukraine bằng tên lửa siêu vượt âm tầm trung đời mới có tên gọi Oreshnik và không mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa đã đánh trúng mục tiêu là một cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine ở thành phố Dnepropetrovsk (hay Dnipro theo cách gọi của Ukraine).
"Tên lửa đã tấn công một trong những khu công nghiệp lớn nhất, nổi tiếng từ thời Liên Xô và vẫn sản xuất tên lửa cũng như các loại vũ khí khác", ông Putin nói khi dường như đề cập đến nhà sản xuất hàng không vũ trụ Yuzhmash thuộc sở hữu nhà nước của Ukraine, được thừa kế từ Liên Xô.
Chủ nhân Điện Kremlin cho hay, đây là phản ứng của Nga trước các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào cơ sở quân sự trong lãnh thổ Nga bằng hệ thống ATACMS và HIMARS của Mỹ cũng như tên lửa Storm Shadow của Anh.
Tổng thống Putin cũng tuyên bố sẽ công khai bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai nhằm vào các mục tiêu của Ukraine liên quan đến tên lửa Oreshnik "vì lý do nhân đạo" để dân thường rời khỏi khu vực nguy hiểm tiềm tàng. Ông nói thêm, điều này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc tấn công.
Ông nhấn mạnh thêm với tốc độ di chuyển 2,5km-3km/giây, tức nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tên lửa Oreshnik hiện không thể đánh chặn bởi bất cứ hệ thống phòng không nào.
"Chúng tôi sẽ thông báo trước khi tấn công vì lý do nhân đạo mà không có bất kỳ lo ngại nào về biện pháp đối phó của đối phương, những người cũng sẽ nhận được thông báo. Tại sao không phải lo ngại? Bởi vì hiện tại chưa có biện pháp đối phó nào với loại vũ khí này", Tổng thống Putin cho biết.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng xác nhận, Nga đã thông báo trước cho Mỹ về vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung đời mới. "Cảnh báo được gửi ở chế độ tự động thường trực 30 phút trước khi phóng", ông Peskov cho hay.
Không quân Ukraine trước đó cáo buộc Nga đã tập kích thành phố Dnipro bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) cùng với tên lửa siêu vượt âm Kinzhal và 7 tên lửa hành trình Kh-101.
Kiev khẳng định đã bắn hạ 6 tên lửa trong số đó. Vụ tấn công khiến ít nhất 2 người bị thương, một số tòa nhà bị phá hủy.
"Đó là một loại tên lửa mới của Nga. Tốc độ và độ cao của nó cho thấy khả năng của ICBM. Các cuộc điều tra đang được tiến hành", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu hôm 21/11.
Ông Zelensky chỉ trích vụ tấn công bằng tên lửa đời mới của Nga, cho rằng đây là hành động leo thang nghiêm trọng. Theo ông, Moscow đang thử thách các đối tác của Kiev, do vậy, ông kêu gọi lãnh đạo thế giới gây sức ép với Nga. "Nga phải buộc thỏa thuận hòa bình thực sự. Điều này chỉ có thể đạt được bằng sức mạnh", ông nói.
Theo giới chức Ukraine, tên lửa này được xác định phóng từ tỉnh Astrakhan ở miền Nam nước Nga, cách Dnipro hơn 700 km về phía Đông.
Ông Zelensky cho rằng, Nga đang tìm cách mua sắm tên lửa mới từ nhiều quốc gia trên thế giới và biến Ukraine thành bãi thử.
CNN dẫn đánh giá của hai quan chức Mỹ cho biết, tên lửa đời mới của Nga có thể mang theo nhiều đầu đạn và đây có vẻ như là lần đầu tiên loại vũ khí này được sử dụng trong xung đột Nga - Ukraine.
Lính cứu hỏa dập đám cháy ở Dnipro sau vụ tấn công tên lửa đời mới của Nga hôm 21/11 (Ảnh: Anadolu).
Theo một số nhà phân tích, vụ tấn công có thể là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng nước này có khả năng lớn hơn những gì đã thể hiện trước đây.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine tuần này có những bước ngoặt đáng kể, bao gồm việc Ukraine bắn tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất vào lãnh thổ Nga.
Trong khi đó, Nga thông qua học thuyết hạt nhân sửa đổi theo hướng hạ ngưỡng sử dụng biện pháp răn đe hạt nhân.
Đáng chú ý là, một loạt đại sứ quán nước ngoài, trong đó có Mỹ, Tây Ban Nha và Hy Lạp tại thủ đô Kiev, Ukraine, thông báo đóng cửa ngay trước vụ tấn công. Rất có thể họ đã được thông báo về nguy cơ một cuộc tấn công nghiêm trọng của Nga nhằm vào Ukraine và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn. Một cường quốc hạt nhân, khi sử dụng tên lửa như thế này, có thể chọn cách cảnh báo các cường quốc hạt nhân khác, để họ không nhầm lẫn.
Thiếu tướng Mỹ đã nghỉ hưu Mark MacCarley nhận định, việc Nga lựa chọn tấn công Dnipro có thể là lời cảnh báo rằng nước này cũng có thể nhắm mục tiêu vào thủ đô Kiev.
"Nga bắn vào Dnipro trước như một ám hiệu rằng nếu Ukraine không từ bỏ sử dụng vũ khí tầm xa như tên lửa ATACMS và Storm Shadow do Mỹ, Anh cung cấp, thì Nga sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa tương tự để tấn công Kiev", ông nói.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Ukraine có hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ và Đức cung cấp, có khả năng đánh chặn các đầu đạn tên lửa đạn đạo đang bay tới.
Hệ thống Patriot được thiết kế để tấn công các đầu đạn đang bay tới bằng đầu đạn phát nổ của chính chúng hoặc bằng các thiết bị đánh chặn động học.
Các tên lửa đánh chặn Patriot có tầm bắn thẳng đứng khoảng 20km và bảo vệ một khu vực khoảng 15-20km xung quanh khẩu đội.
Quân đội Ukraine cho biết, họ đã sử dụng thành công hệ thống Patriot để đánh chặn tên lửa đạn đạo Kinzhal của Nga vào năm 2023. Tuy nhiên, Kinzhal là tên lửa đạn đạo phóng từ trên không, được bắn từ máy bay chiến đấu MiG và là mục tiêu dễ dàng hơn.
Ukraine chỉ có một số lượng hạn chế các hệ thống và khẩu đội phòng thủ tên lửa Patriot. Một số thành phố, như thủ đô Kiev, được bảo vệ tốt hơn so với những thành phố khác.