Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, văn bản pháp luật đóng một vai trò trung tâm, đặc biệt là văn bản luật - là bộ quy tắc căn bản và chung chung điều chỉnh mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, để hiểu rõ và áp dụng một cách chính xác và hiệu quả, việc cần biết đến văn bản dưới luật - loại văn bản cụ thể hóa và chi tiết hóa nội dung của văn bản luật - là điều vô cùng quan trọng. Vậy văn bản dưới luật là gì và tại sao nó lại đặc biệt đến vậy?
So sánh văn bản luật và văn bản dưới luật
Đều là văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Là văn bản được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong luật này. Quy định những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.
– Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật và Bộ luật, được Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất ban hành, là văn bản mang tính pháp lý cao nhất và được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định.
– Văn bản dưới luật bao gồm: Pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, được các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục quy định. Văn bản dưới luật mang tính pháp lý thấp hơn văn bản luật. Thường được dùng để cụ thể hóa, giải thích, hướng dẫn cho văn bản luật.
Sau khi xem hết bài viết ở trên của Luật Nguyễn Hưng, quý độc giả chắc hẳn đã hiểu được về các loại văn bản dưới luật và không bị nhầm lẫn với các loại văn bản luật nữa. Hy vọng bài viết đem đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích và thiết thực nhất.
Hiện nay, văn bản dưới luật bao gồm: Pháp lệnh, Nghị quyết, Sắc lệnh, Nghị đinh, Quyết định, Thông tư. Trong đó:
– Pháp lệnh là văn bản dưới luật, chủ thể ban hành là Uỷ ban thường vụ Quốc hội và quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Pháp lệnh thường quy định và điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản nhưng chưa được văn bản luật quy định một cách chi tiết hoặc chưa được quốc hội quy định. Pháp lệnh ban hành một thời gian có thể được xem xét trở thành văn bản Luật.
Về giá trị pháp lý, văn bản dưới luật có hiệu lực pháp lý dưới hiến pháp và các văn bản Luật. Khi ban hành, Pháp lệnh phải được quá nửa tổng số thành viên Ban thường vụ Quốc hội đồng ý và có hiệu lực khi chủ tịch nước ký lệnh công bố. (Trước 15 ngày kể từ ngày được thông qua).
– Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật quyết định những nội dung cơ bản để điều chỉnh các quan hệ xã hội, ban hành sau khi được bàn bạc, biểu quyết thông qua theo đa số của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định. Nghị quyết theo quy định tại Hiến pháp là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Về vấn đề này, có hai quan điểm trái chiều với nhau về việc coi Nghị quyết là văn bản tương tự như Luật hoặc được coi là văn bản dưới Luật.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, nghị quyết của Quốc hội là văn bản “có giá trị tương đương với luật”. Quan điểm này lý giải được hai trường hợp ban hành nghị quyết:
Nghị quyết dùng để phê chuẩn các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam tôn trọng điều ước quốc tế và điều này gần như trở thành nguyên tắc trong tất cả các đạo luật: trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế7. Mà theo suy luận, điều ước quốc tế không thể có giá trị “thấp hơn” luật. Vì vậy, văn bản dùng để phê chuẩn điều ước quốc tế cũng không thể có giá trị pháp lý thấp hơn luật. Vì lẽ đó, nghị quyết của Quốc hội, trong trường hợp này, có thể xem là văn bản “có giá trị tương đương với luật”. Ví dụ: Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam có phần Phụ lục bao gồm các nội dung áp dụng trực tiếp một số cam kết có liên quan đến các quy phạm pháp luật của các đạo luật như: Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Luật sư năm 2006…
Nghị quyết còn dùng để quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Trên thực tế, Quốc hội đã dùng Nghị quyết số 51/2001/QH10 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Điều này dựa trên cơ sở pháp lý rằng, VBQPPL chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng VBQPPL của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó (Điều 9 Luật BHVBQPPL năm 1996; Khoản 1 Điều 9 Luật BHVBQPPL).
Tuy nhiên, nếu cho rằng nghị quyết là văn bản có giá trị pháp lý tương tự như luật, thì vẫn còn có những điều chưa thỏa đáng, bởi lẽ:
Thứ nhất, một cách gián tiếp, cách hiểu trên đã đồng nhất giá trị văn bản và cơ quan ban hành. Nếu Hiến pháp là một đạo luật và nghị quyết là một văn bản “có giá trị tương đương như luật” thì chứng tỏ thẩm quyền ban hành ba loại văn bản của Quốc hội cơ bản giống nhau. Điều này, thật ra không hợp lý vì Quốc hội có nhiều tư cách: Quốc hội lập hiến, Quốc hội lập pháp và Quốc hội ban hành văn bản dưới luật. Khi ban hành một đạo luật, Quốc hội lập pháp nhất thiết phải tuân thủ Hiến pháp của Quốc hội lập hiến đã được thông qua trước đó.
Thứ hai, việc xem nghị quyết là văn bản tương đương như luật có thể gây ra một số khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật vì không xác định được thứ bậc pháp lý giữa luật và nghị quyết. Theo định hướng xây dựng cơ chế bảo hiến, nếu có trường hợp nghị quyết trái với một đạo luật thì sẽ giải quyết như thế nào?
Thứ ba, nhìn chung, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết của Quốc hội trong đa số các trường hợp là các nhóm quan hệ xã hội tuy quan trọng nhưng không thực sự cơ bản và bao trùm như luật. Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu các văn bản hiện hành, chúng tôi chưa tìm thấy văn bản nào khẳng định giá trị pháp lý của nghị quyết của Quốc hội tương đương với luật, mặc dù có một số quan hệ điều chỉnh “mang tính luật”.
Thứ tư, mặc dù theo Luật BHVBQPPL, các văn bản của Quốc hội (Hiến pháp, luật, nghị quyết) đều phải công bố bởi Chủ tịch nước, nhưng trên thực tế thì không phải nghị quyết nào của Quốc hội cũng được Chủ tịch nước công bố.
Thứ năm, có thể nói vắn tắt, Hiến pháp và luật là văn bản trực tiếp đến toàn dân, cho toàn dân, thì trong rất nhiều trường hợp, nghị quyết của Quốc hội là văn bản cho việc ổn định công tác, hoạt động có tính tổ chức bộ máy của Quốc hội… và vì vậy chủ yếu ảnh hưởng gián tiếp tới người dân.
Phân biệt Văn bản Luật và Văn bản dưới Luật
Như vậy, văn bản Luật và văn bản dưới Luật có những điểm khác biệt rõ ràng về thẩm quyền ban hành và hiệu lực pháp lý. Trong khi văn bản Luật là quy định cơ bản, chung và có hiệu lực cao nhất, thì văn bản dưới Luật thường đi vào chi tiết hơn và cụ thể hóa nội dung của văn bản Luật mà không được trái với nó.
Qua việc tìm hiểu, chúng ta có thể thấy văn bản dưới luật không chỉ đóng vai trò là "cầu nối" giữa văn bản luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội mà còn phản ánh sự linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng trước những thay đổi và nhu cầu thực tiễn. Mặc dù không có hiệu lực pháp lý bằng văn bản luật, nhưng văn bản dưới luật lại mang lại sự rõ ràng, cụ thể và chi tiết, giúp người dân và các tổ chức dễ dàng hiểu biết và thực thi pháp luật một cách chính xác và hiệu quả.
Văn bản dưới luật là gì, có những loại nào, đặc điểm ra sao? Văn bản dưới luật giống và khác gì so với văn bản luật. Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề này một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.
Văn bản dưới luật là văn bản được các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Văn bản dưới luật được ban hành để quy định cụ thể, chi tiết, hướng dẫn cho các văn bản luật và không được trái với quy định của các văn bản luật.